Sức sống làng nghề mộc Thủ Độ

  • Tiếng Việt
  • English

Trải qua nhiều năm, nhân dân Thủ Độ phải vác cưa, đục trèo đèo lội suối khắp khu vực phía Bắc, bươn trải để giữ lấy nghề và kiếm đồng tiền bát gạo phục vụ cho cuộc sống. Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, từ năm 1960 đến năm 1961, Thủ Độ đã thành lập được hợp tác xã (HTX) thủ công mang tên là HTX Tân Lập, có nơi sản xuất tập trung, làm ra các mặt hàng dân dụng tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.

Đến năm 1967 - 1968, thanh niên làng nghề Thủ Độ lần lượt lên đường chống Mỹ nên HTX Tân Lập không duy trì sản xuất tập trung, phải phân tán về các gia đình tự sản xuất. Đến năm 1981, làng nghề mộc Thủ Độ chuyển sang SXKD giai đoạn mới. HTX tổ chức một tổ có khả năng, năng lực về ngoại giao với các bạn hàng sẵn có ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Vĩnh Yên và các cơ quan của Nhà nước khu vực phía Bắc tiêu thụ hàng. Trên cơ sở đó, HTX phân phối các mặt hàng theo khả năng tay nghề của từng hộ, sau đó nghiệm thu sản phẩm và tổ chức tiêu thụ.

Thời kỳ này, ngoài các công ty, xí nghiệp của Nhà nước thì chỉ có Bích Chu, Thủ Độ mới có đồ gỗ. Khi chuyển sang thời kỳ đổi mới (năm 1986 - 1987), nhân dân Thủ Độ mạnh dạn quan hệ với Điện lực Vĩnh Phúc xây dựng một trạm biến áp 180KVA phục vụ cho sản xuất để giảm bớt sức lao động. Sự quyết tâm của cán bộ và nhân dân Thủ Độ đã trở thành hiện thực. Qua thời kỳ bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Thủ Độ đã thành lập được 10 doanh nghiệp chuyên làm nghề mộc, thu hút được 400 - 500 lao động. Lương của công nhân giỏi nhất từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng, thấp nhất từ 700.000 đồng - 900.000 đồng/tháng. Các mặt hàng mộc của Thủ Độ được tiêu thụ khắp mọi miền của Tổ quốc và cả nước ngoài. Tại các hội chợ, sản phẩm mộc của Thủ Độ đã được nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen và huy chương Vàng, Bạc, Đồng.

Loại hình

  • Du lịch văn hóa - lịch sử
  • Ấn tượng làng nghề

Liên hệ

  • Xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Viết đánh giá

Dịch vụ

Sự hài lòng

Độ hấp dẫn

Bản đồ

Bản quyền thuộc về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

xtdlvp@gmail.com
0211 2211 637 - 0211 2211 647
Đường Lạc Long Quân, P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

IZOMI