Lưu giữ tinh hoa nghề mộc truyền thống

  • Tiếng Việt
  • English

Huyện An Tường từ xưa đến nay vẫn rất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi (dệt lụa) ở Vân Xuân, Yên Lập; nghề rèn ở Lý Nhân; nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn,... Đáng chú ý phải nhắc đến làng nghề mộc truyền thống Bích Chu – sức sống của nghề mộc ngày nay chính là công sức giữ gìn của biết bao người dân Bích Chu, tạo thành thương hiệu nổi tiếng khắp mọi miền Tổ Quốc như ngày nay.

Khởi đầu là sự xuất hiện của 8 ông thợ cả, các cụ chủ yếu đi làm đồ mộc cho các gia đình mới xây nhà, và từ đó con cháu trong làng đi theo học nghề. Trải qua nhiều thế hệ, những người theo nghề mộc trong làng ngày càng đông. Hằng năm cứ đến ngày mùng 6, mùng 7 tháng Giêng âm lịch cả làng lại tưng bừng mở hội tại nhà thờ Ông tổ mộc, người dân trong làng gọi đó là ông Đỗ Ban. Trong nhà thờ Ông tổ mộc còn giữ một chiếc thước mộc từ xa xưa, nó là kỉ vật nhắc nhở con cháu thế hệ sau về truyền thống làng nghề của mình.

Mặc dù mảnh đất Bích Chu nằm ngay khu vực bãi bồi của sông Hồng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Bích Chu chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới là nghề chính của cả làng. Sản phẩm của làng nghề làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày.

Trời không phụ công người, trong mấy năm gần đây, người tiêu dùng ưa chuộng đồ trang trí nội thất làm từ gỗ. Những sản phẩm của làng làm ra luôn được đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Hiện nay, sản phẩm của làng có mặt khắp các tỉnh trong nam ngoài bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng... Sản phẩm mộc qua đôi tay khéo léo của người thợ với óc sáng tạo đã trở thành những vật dụng độc đáo, quý giá. Nhiều hiện vật còn lưu giữ trong các đình, chùa như cột kèo, kiệu… Nghề mộc Bích Chu đã và đang phát triển theo hình thức chuyên môn hoá. Tức là mỗi cơ sở sẽ chủ động hướng đến một mặt hàng thế mạnh. Từ đó sản xuất những sản phẩm ngày càng tinh xảo, thẩm mỹ hơn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm tại làng nghề.

Loại hình

  • Du lịch văn hóa - lịch sử
  • Ấn tượng làng nghề

Liên hệ

  • Xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Viết đánh giá

Dịch vụ

Sự hài lòng

Độ hấp dẫn

Bản đồ

Bản quyền thuộc về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

xtdlvp@gmail.com
0211 2211 637 - 0211 2211 647
Đường Lạc Long Quân, P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

IZOMI