Bên bờ sông Lô xưa có một ấp nhỏ nhưng quanh năm buôn bán sầm uất tên gọi làng Gốm (nay thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Về sau làng ấy được đổi tên thành “Quan Tử” do có nhiều người đỗ đại khoa, ra làm quan phụng sự triều đình.
Chỉ tính đại khoa, Quan Tử đã có tới 12 người. Đây cũng chính là nơi sinh thành của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, cũng là nơi cư trú và dạy học trong nhiều năm của thầy giáo Đỗ Khắc Chung, một bậc Nho học thời Trần.
Đền Quan Tử
Khởi nguồn khoa bảng từ thời Lê Sơ nên đến thời Lê Trung Hưng thì số cử nhân, tú tài của Quan Tử đã rất nhiều, trở thành một làng khoa bảng nổi tiếng nước ta. Điều đặc biệt hơn, ngôi làng khoa bảng này đã suy tôn thầy giáo Đỗ Khắc Chung làm Thành hoàng làng, lập miếu thờ vào năm Cảnh Tự thứ 3 (1665). Do thầy giáo Đỗ Khắc Chung có công lao to lớn trong việc khuyến học, đào tạo nhân tài ở các địa phương. Làng Quan Tử là một minh chứng rõ ràng về truyền thống hiếu học và khoa bảng mà Đỗ Khắc Chung là người “gieo mầm”.
Theo các cao niên Quan Tử, trước đây vào mỗi kỳ thi hương, sĩ tử của làng thường hay làm lễ “cầu khoa” ở ngôi miếu này. Hiện nay, miếu đã được trùng tu, tôn tạo thành đền, gọi là Đền Quan Tử hay Đền thờ Đỗ Khắc Chung. Cho đến hiện nay, làng Quan Tử nói chung và đền Quan Tử nói riêng vẫn là một điểm đến mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, một biểu tượng của trí tuệ và tinh thần hiếu học, đặc biệt, đây là địa điểm thu hút các sĩ tử để cầu đỗ đạt, thành tài mỗi mùa thi cử.
Dịch vụ
Sự hài lòng
Độ hấp dẫn