Sình ca (trường ca) người Cao Lan
  • Tiếng Việt
  • English

Thời gian: Lễ hội đầu xuân năm mới Địa điểm: Sân đình, nhà văn hóa

Người Cao Lan hay còn gọi là người Sán Chay (Sán Chay bao gồm Cao Lan và Sán Chí) sống tập trung ở các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…

Sình ca đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng. Hát Sình ca bao gồm hát ru, hát giao duyên, đối đáp nam nữ, với người già họ hát để biểu lộ tình bạn, tài năng và trí nhớ của mỗi người. Với nam thanh nữ tú hát Sình ca thể hiện tình cảm lứa đôi biểu lộ suy nghĩ của cá nhân về cuộc sống hiện tại và mơ ước cho tương lai tốt đẹp mai sau. Sình ca với các điệu múa xúc tép, chim gâu là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu trong các ngày lễ hội và cuộc sống hàng ngày của người Cao Lan. Sình ca được ví như món ăn tinh thần, là dòng suối trong lành nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của người Cao Lan.

Sình ca cũng có những nhạc cụ nhất định như: sáo, nhị; đặc biệt là trống sành. Song hành cùng tiếng hát là điệu múa bắt nguồn từ nghề trồng lúa và bẫy chim thú. Động tác trong các điệu múa đơn giản, nhịp nhàng, uyển chuyển cùng với nhạc cụ đã phản ánh cuộc sống lao động sản xuất cần cù của người Cao Lan. Qua đó, thể hiện những ước mơ, nguyện vọng của người lao động với thiên nhiên và thần linh… Bên cạnh những làn điệu cổ, người Cao Lan còn hát ngẫu hứng, sáng tạo ra những bài dân ca mới có ý nghĩa về đất nước, con người Việt Nam.

0 bình luận

Viết bình luận của bạn

Bản quyền thuộc về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

xtdlvp@gmail.com
0211 2211 637 - 0211 2211 647
Đường Lạc Long Quân, P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

IZOMI